Đánh giá chính thức Biến cố 13 tháng 5

Hội đồng Hoạt động Quốc gia (NOC) công bố một bản báo cáo vào ngày 9 tháng 10 năm 1969, và họ cho rằng "nền chính trị chủng tộc" là nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo động, song không sẵn lòng đổ lỗi cho người Mã Lai.[33]

Người Mã Lai vốn đã cảm thấy bị loại trừ trong đời sống kinh tế quốc gia, nay bắt đầu cảm thấy một mối đe dọa đến địa vị của họ trong dịch vụ công. Các chính trị gia phi Mã Lai chưa từng đề cập đến thái độ gần như đóng cửa của người phi Mã Lai đối với người Mã Lai trong phần lớn khu vực tư nhân trong nước.[34]

Một số lượng nhất định các nhà diễn thuyết bầu cử phân biệt chủng tộc thuộc các cộng đồng phi Mã Lai đã luôn luôn khích động sự giận dữ của người phi Mã Lai chống lại các cảnh sát và công vụ viên Mã Lai, cáo buộc lực lượng thực thi pháp luật đối xử thiên vị. Họ góp phần trực tiếp vào việc phá vỡ tôn trọng pháp luật và nhà chức trách trong các tầng lớp của các cộng đồng phi Mã Lai.[33]

Sự kiện cũng có một phần nguyên nhân từ Đảng Cộng sản Malaya và các hội kín:

Sự kiện bùng phát bạo lực vào ngày 13 tháng 5 là kết quả của một sự tương tác giữa các ảnh hưởng... Chúng gồm có khoảng cách thế hệ và khác biệt trong giải thích cấu trúc hiến pháp của các chủng tộc khác nhau trong nước...; các phát biểu kích động, quá độ và thái độ khiêu khích của các thành viên và ủng hộ viên đảng phái kỳ thị chủng tộc nhất định trong tổng tuyển cử gần đây; một phần vai trò là của Đảng Cộng sản Malaya (MCP) và các hội kín trong việc kích động cảm tình chủng tộc và ngờ vực; và tâm trạng lo lắng, và sau đó là tuyệt vọng của người Mã Lai cùng với nền tảng ngờ vực giữa người Mã Lai và người Hoa, và gần đây là ngay sau tổng tuyển cử, đó là kết quả của những lời lăng mạ chủng tộc và đe dọa đến sự tồn tại tương lai của họ trong quốc gia của họ'

— Trích dẫn từ báo cáo của Hội đồng Hoạt động Quốc gia, tháng 10 năm 1969.[35]

Tuy nhiên, báo cáo cho rằng "Nỗi lo lắng chuyển thành xung đột cộng đồng giữa người Mã Lai và người Hoa" chứ không phải là một trường hợp nổi loạn cộng sản.[33] Báo cáo cũng bác bỏ tin đồn về việc thiếu kiên nhẫn của lực lượng an ninh trong xử lý khủng hoảng.[36]

Tunku Abdul Rahman trong một cuốn sách xuất bản hai tuần trước báo cáo này đã đổ lỗi cho các đảng đối lập về bạo lực, cũng như ảnh hưởng của những người cộng sản, và cho rằng các sự kiện là do thanh niên cộng sản người Hoa kích động. Ông cũng ân xá trách nhiệm cho đa số người Mã Lai, người Hoa và người Ấn, và nhìn nhận những người Mã Lai tụ tập vào ngày 14 tháng 5 chỉ là phản ứng với "các khiêu khích quá quắt".[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biến cố 13 tháng 5 http://www.kakiseni.com http://penangmonthly.com/penangs-forgotten-protest... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://press.princeton.edu/titles/2115.html http://www.google.com.my/#hl=en&safe=off&q=%2211th... http://thestar.com.my/news/story.asp?file=/2007/5/... //dx.doi.org/10.1017%2Fs0021911800137969 http://langkasa-norul.blogspot.co.uk/2013/10/the-m... https://books.google.com/books?id=64Fvi7j42wMC&pg=...